BÍ KÍP PHÂN BỔ THỜI GIAN LÀM BÀI HIỆU QUẢ CHO 2K5

Phân bổ thời gian làm bài hợp lí là một trong những yếu tố giúp bài thi của sĩ tử đạt điểm cao hơn. Hãy cùng mobiEdu đọc bí kíp phân bổ thời gian này để có thể tận dụng tốt hơn thời gian trong phòng thi nhé!

Thời gian làm bài thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT QG là có giới hạn, làm thế nào để tận dụng tối đa thời gian này cho việc làm bài thi hiệu quả? Hãy đọc bí kíp phân bổ thời gian này để có thể tận dụng tốt hơn thời gian trong phòng thi nhé !

Việc đầu tiên các bạn cần làm sau khi cán bộ coi thi phát đề, các bạn cần lưu ý những thông tin sau:

  • Mã đề
  • Kiểm tra xem đề có đủ, đúng trang hay không?
  • Dành 2 phút đọc lướt xem đề có các phần nằm ở vị trí nào có lỗi dễ nhận thấy nào không?

Dưới đây là bí kíp phân bổ thời gian cụ thể cho từng môn mà các chuyên gia, anh chị Thủ Khoa, Á Khoa muốn nhắn nhủ với các bạn học sinh 2k5:

1. Môn Toán

Trong các bài thi trắc nghiệm khách quan, khó khăn lớn nhất mà các thí sinh gặp phải là áp lực về thời gian, bởi các thí sinh phải vận dụng cả kiến thức và kỹ năng để tìm ra đáp án đúng trong khoảng thời gian tương đối ngắn. Có 4 cấp độ nhận thức câu hỏi trong một đề thi :

  1. Cấp độ nhận biết: thời gian làm bài thông thường là dưới 30s/ câu
  2. Cấp độ thông hiểu: thời gian làm bài ~ dưới 1 phút/ câu
  3. Cấp độ vận dụng: thời gian làm bài thông thường khoảng 3 phút/ câu
  4. Cấp độ vận dụng cao: đây là câu hỏi khó nên thông thường sẽ cần dành khoảng 4-5 phút/ câu

Như vậy tùy theo mục tiêu điểm số mà các bạn hướng đến mà cần phân bổ thời gian hợp lý để đạt hiệu quả tốt nhất.

A. Với các bạn lấy điểm 7-8

  • 35 câu đầu thuộc (thuộc cấp độ nhận biết – thông hiểu) cần phải giải quyết trong thời gian tối đa là 40 phút.
  • 10-11 câu tiếp theo thuộc cấp độ vận dụng các bạn nên dành khoảng 50 phút.
  • 4-5 câu còn lại các bạn tốt nhất là khoanh lụi.
  • Lưu ý: Các bạn đừng quá ham làm 4-5 câu cuối. Còn thời gian các bạn nên xem lại những câu chưa chắc chắn ở 45 câu đầu.

B. Với các bạn lấy điểm 9-10

  • 35 câu đầu tiên các bạn phải xử lý trong thời gian tối đa là 28 phút và phần này khi là là phải chắc chắn đúng không được phép sai.
  • 10-11 câu tiếp theo thuộc cấp độ vận dụng cần làm trong thời gian tối đa là 33 phút, những câu nào còn phân vân thì đánh dấu lại
  • 4-5 câu cuối thuộc cấp độ vận dụng cao trong thời gian còn lại (những câu quá khó thì chúng ta nên bỏ và dành thời gian từ 5-10 phút xem lại những phần trước chưa chắc chắn đúng).

2. Môn Lý, Hóa, Sinh

Với môn Lý, Hoá, Sinh bao gồm 40 câu với thời gian làm bài trong 50 phút trong đó bao gồm:

  • 20 câu nhận biết thông hiểu: với 20 câu này các bạn nên dành khoảng 10-12 phút đầu. Làm luôn cả lý thuyết và bài tập mà không cần làm lý thuyết rồi mới quay lại làm bài tập vì những câu hỏi tính toán thường rất đơn giản.
  • 13-16 câu vận dụng ( Hoá 13, Lý ~16, Sinh 10): Đối với câu hỏi vận dụng các bạn nên tập chung vào những câu chắc chắn làm được, đọc đầu bài cẩn thận tính toán và tìm ra kết quả nhanh và chính xác nhất. 

Với những bạn có mục tiêu 7-8 điểm, các bạn nên tập trung và làm cẩn thận 32 câu đầu. Không cần dành thời gian vào 8 câu cuối. Đối với môn Hoá các bạn không được phép sai phần lý thuyết.

  • Câu hỏi vận dụng cao: trong phần này các câu hỏi không được sắp xếp theo thứ tự độ khó tăng dần mà được trộn lẫn. Có những câu hỏi vận dụng cao nhưng không thực sự khó và lạ với các bạn thì các bạn nên ưu tiên làm trước.

Đối với những bạn có mục tiêu điểm 9+, cần phải làm thật chắc chắn và nhanh 32 câu đầu trong khoảng từ 25-30 phút để dành thời gian còn lại cho những câu vận dụng và vận dụng cao.

3. Môn Tiếng Anh

Thời gian làm bài môn tiếng Anh là 60 phút với 50 câu hỏi.

Với những bạn có mục tiêu từ 6-8 điểm phải cẩn thận hơn trong việc lựa chọn các phần làm bài. Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia thường có tỷ lệ câu hỏi vận dụng thấp, vận dụng cao ( các câu hỏi khó) lần lượt là 20% và 10% ( khoảng 15 câu), thường rơi vào phần đọc hiểu và hoàn thành câu. Do đó chiến lược dành cho các em trong kỳ thi là làm phần/ câu hỏi dễ trước rồi mới làm tới các câu hỏi khó.

Với những bạn mục tiêu điểm 9-10 thì việc làm phần nào trước cũng không quan trọng bởi 60 phút là khá dư để các em làm bài. Các em hãy dành 30-45 phút làm xong bài, câu nào chưa chắc chắn làm thì đánh dấu để xem lại kỹ hơn và thời gian còn lại thì soát lại từng câu, từng đáp án xem có tô nhầm hay không? Phần đọc hiểu và hoàn thành câu là 2 phần thường có nhiều đáp án gây nhầm lẫn, hãy chú ý kỹ hơn ở 2 phần này nhé.

Phân bổ thời gian cụ thể với từng dạng:

  • Dạng ngữ âm: dạng này thường chỉ gồm các câu hỏi dễ hãy dành ra từ 45s cho mỗi câu.
  • Dạng chức năng giao tiếp: dạng này cũng không quá khó, vì vậy cũng chỉ nên dành từ 45s – 1 phút để giải quyết 2 câu dạng này nhé.
  • Dạng hoàn thành câu: hãy dành ra khoảng 10 phút để đưa ra đáp án cho 16 câu hỏi, sẽ có khoảng 3 câu khó ở phần này, hãy đánh dấu lại nếu chưa làm được ngay nhé.
  • Dạng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, tìm lỗi sau, tìm câu đồng nghĩa, nối câu: các bạn có khoảng 7 phút cho những câu này.
  • Phần hoàn thành đoạn văn( đục lỗ) hãy dành khoảng 7 phút để làm bài, 7-10 phút cho đọc hiểu 5 câu và 15 phút cho bài đọc hiểu.

Bí kíp phân bổ thời gian trên đây chỉ là ước chừng, các em nên linh động tuỳ độ khó, dễ của đề không nên nghĩ 1 câu quá lâu. Nếu như các em có thể dành ra khoảng từ 5-10 phút để rà soát lại đề và tô phiếu đáp án thì thật là tuyệt vời.

4. Môn Ngữ văn

Thời gian làm bài môn tiếng Văn là 120 phút bao gồm: 

  • Phần Đọc hiểu văn bản (3 điểm)
  • Phần Làm văn (7 điểm): Câu NLXH (2 điểm), Câu NLVH (5 điểm)
  1. Phần Đọc hiểu văn bản
  • Nội dung thường xoay quanh các kiến thức về Tiếng Việt: phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, biện pháp tu từ, trình bày cách hiểu về một nội dung của đoạn trích, quan điểm của cá nhân về một vấn đề được đưa ra trong đoạn trích.
  • Đây đều là những kiến thức cơ bản và các em được được rèn luyện thường xuyên trong quá trình học tập, các đề thi đánh giá giữa kì và cuối kì. Vì vậy, phần thi này các em cố gắng giải quyết nhanh trong khoảng thời gian từ 20-25 phút để dành nhiều thời gian hơn cho phần làm văn.
  •  Khi trả lời các câu hỏi ở phần này, các em lưu ý lưu ý trả lời đúng trọng tâm câu hỏi và câu trả lời cần có kết cấu chủ vị rành mạch. Chẳng hạn như “Phương thức biểu đạt của đoạn văn bản trên là: tự sự, miêu tả, nghị luận.” Ngoài ra, khi trả lời câu 3, câu 4 các em nên viết thành đoạn văn thay vì gạch ý đầu dòng. 

b. Phần Làm văn

  • Đây là phần quan trọng trong bài làm vì nó chiếm nhiều điểm nhất. Phần này được chia làm 2 phần: NLXH và NLVH
  • Đối với phần NLXH, các em hãy dành khoảng 20-25 phút để trình bày đủ các nội dung sau:

+ Giải thích: Nêu khái niệm, giải nghĩa các từ/cụm từ chính

+ Bàn luận: Phân tích tính đúng sai, những biểu hiện đúng sai, lấy dẫn chứng

+ Bài học nhận thức; Nêu phản đề và rút ra kinh nghiệm cho bản thân

- Đối với NLVH, là phần quan trọng chiếm 50% điểm số và thời gian làm bài thi. Kiến thức cần nhớ là tác giả, hoàn cảnh sáng tác, nội dung tác phẩm, nghệ thuật. Đối với phần này các em chú ý đọc và phân tích kĩ các yêu cầu của đề bài, tránh diễn xuôi lại tác phẩm thơ hoặc kể lại câu chuyện, phân tích, bình luận dàn trải mà không tập trung vào yêu cầu chính của đề bài.

Lưu ý chung: Trước khi làm bài, các bạn cần gạch ra vài ý chính và sắp xếp chúng lại theo một trình tự hợp lý tránh để tình trạng sót ý hoặc thừa ý. Khi viết văn các em cần trình bày luận điểm rõ ràng, câu văn đúng cấu trúc ngữ pháp, rõ nghĩa. Đặc biệt, các em hãy giữ sự bình tĩnh, tinh thần thoải mái, đọc và phân tích đề cẩn thận. 

5. Môn Lịch sử, Địa lí, GDCD

  • Mỗi môn 40 câu. Thời gian làm bài: 60 phút
  • Phân bổ thời gian:
  • Vòng 1: đọc tất cả các câu và khoanh câu chắc chắn đúng, tốc độ 1 phút/câu, câu nào không chắc chắn thì đánh dấu lại để sang câu tiếp theo
  • Vòng 2: Làm các câu đánh dấu, phân tích kĩ hơn. Sử dụng phương pháp loại trừ để loại bớt phương án nhiễu
  • Vòng 3: còn lại các câu khó, không chắc chắn mà còn ít thời gian thì chọn một trong số các phương án đang phân vân
  • Đọc kĩ yêu cầu của câu hỏi và khoanh lại từ khóa để tránh bị lạc đề hoặc nhầm kiến thức.
  • Môn Địa lí: cần khai thác triệt để Atlat Địa lí Việt Nam. Lưu ý khi sử dụng Atlat phải đọc kĩ chú giải để phân biệt các kí hiệu.

Lưu ý cuối cùng : 

Dù ở bất kì môn nào các em cũng không được bỏ sót bất kỳ câu nào kể cả là không biết. Lúc giám thị báo sắp hết thời gian làm bài hãy nhanh chóng quyết định tô hết các đáp án những câu còn phân vân chứ đừng để tới phút cuối mới tô. 

Hãy bình tĩnh, tự tin làm bài nhé! Chúc các em thành công!