- Bất ngờ điểm sàn các trường công an nhân dân
- Các tip ôn tập nên biết ít nhất một lần để bài thi đạt điểm cao! (phần 2)
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI LÊN KẾ HOẠCH TỔ CHỨC KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NĂM 2023 VỚI 8 ĐỢT THI
Tại sao có quy định về chuẩn đầu ra ngoại ngữ?
Để đạt đủ tiêu chuẩn xét tốt nghiệp, ngoài việc hoàn thành đủ tín chỉ các sinh viên còn phải đảm bảo đã đạt chuẩn đầu ra ngoại ngữ (thông thường là tiếng Anh). Chuẩn đầu ra tiếng Anh của đa số các trường đại học hiện nay là chứng chỉ IELTS từ 4,5 đến 6,5 hoặc chứng chỉ TOEIC từ 450 đến 550.
Việc áp dụng quy định về chuẩn đầu ra ngoại ngữ được giải thích là vì để đảm bảo đáp ứng yêu cầu của thị trường tuyển dụng, giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ dễ dàng đủ điều kiện để ứng tuyển vào những công việc mà họ mong muốn. Tiếng Anh vốn là ngôn ngữ quốc tế từ lâu và rất nhiều doanh nghiệp yêu cầu nhân viên ủa họ phải có chứng chỉ ngoại ngữ để phục vụ cho công việc của mình.
Bao thế hệ sinh viên vẫn chật vật?
Rõ ràng, mức yêu cầu về chuẩn đầu ra của đa số các trường đại học đều khá thấp, nhưng các sinh viên vẫn gặp nhiều khó khăn để đạt được. Tại sao vậy?
Nguyên nhân phải kể đến trước tiên là do chính bản thân các bạn sinh viên. Rất nhiều bạn có tâm lý sợ học tiếng Anh, nghĩ rằng mình không có năng khiếu ngoại ngữ nên kiến thức không thể thu nạp vào đầu được. Bên cạnh đó, các bạn cũng không có ý thức tự học tập, ôn luyện ở nhà sau giờ học trên giảng đường. Học ngoại ngữ nói chung hay tiếng Anh nói riêng là cả một chặng đường dài đòi hỏi phải có sự nỗ lực và ý thức tự tìm tòi học hỏi thì mới nhanh tiến bộ được. Nếu không, bản thân sẽ không bao giờ thoát ra khỏi nỗi sợ học ngoại ngữ.
Một nguyên nhân quan trọng tiếp theo là nhiều bạn đã có nền tảng tương đối về tiếng Anh rồi, lại sai lầm rơi vào vòng luẩn quẩn: học tiếng Anh nhàm chán nên chọn một ngoại ngữ khác thay thế tiếng Anh để xét chuẩn đầu ra, nhưng thời gian gấp rút và học không tới nên sau cùng quay lại học tiếng Anh. Khi ấy, kiến thức tiếng Anh vốn có từ trước đã bị hổng do lâu ngày không được sử dụng đến. Và cuối cùng, sắp có thể ra trường rồi nhưng vẫn chưa đủ điều kiện về ngoại ngữ.
Ngoài những nguyên nhân chủ quan từ phía sinh viên thì không thể không nhắc đến nguyên nhân khách quan khác. Đó là việc giáo trình và phương pháp giảng dạy tiếng Anh tại trường đại học còn chưa phù hợp, gây nhàm chán cho sinh viên. Cùng với đó là thời gian giảng dạy mỗi tiết cũng chưa hợp lý, đảm bảo việc sinh viên có đủ tinh thần tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất mà chỉ cố gắng nhồi nhét nhiều kiến thức nhất có thể trong một buổi học. Điều này càng khiến tinh thần của những bạn sinh viên còn kém tiếng Anh đi xuống, đã sợ ngày càng sợ hơn.
Giải pháp là gì?
Thiết nghĩ, để giải quyết vấn đề này thì điều quan trọng nhất phải xuất phát từ ý thức của chính các bạn sinh viên. Ngay từ khi bước chân vào cánh cổng trường đại học, các bạn phải xác định rõ mục tiêu của bản thân là gì và tiếng Anh (hay một ngoại ngữ khác) quan trọng thế nào trên bước đường tương lai của các bạn. Có như thế, các bạn sẽ có thể tự vẽ ra cho mình lộ trình học ngoại ngữ ngay từ khi bắt đầu, kiến thức sẽ không bị dồn lại và tạo ra áp lực cho các bạn vào năm cuối nữa.