- Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT chuẩn nhất năm 2024
- Đáp án chính thức đề thi môn Ngữ văn tốt nghiệp THPT 2022
- THỂ LỆ MINIGAME “TÂM SỰ CÙNG ẤT DẬU”
Kỳ thi đánh giá năng lực vốn không còn xa lạ đối với học sinh, sinh viên bởi hình thức tuyển sinh này đã được Đại học Quốc gia Hà Nội đưa vào thực hiện từ năm 2015 và 2016. Được sự hưởng ứng của đông đảo học sinh trên cả nước, kỳ thi đã đánh dấu một bước tiến trong công cuộc tuyển sinh đại học với tiêu chí phân loại và nâng cao chất lượng đầu vào cho các trường đại học.
Tuy nhiên, bên cạnh những gì đã đạt được, kỳ thi cũng vấp phải nhiều ý kiến trái chiều từ phía các bậc phụ huynh và học sinh. Có rất nhiều cuộc tranh luận diễn ra xung quanh việc kỳ thi đánh giá năng có lực thực sự là cơ hội hay chỉ đem thêm áp lực cho các thí sinh. Nhiều phụ huynh cho rằng các em học sinh đã tham gia thi đánh giá năng lực rồi nhưng vẫn phải thi THPT Quốc gia, điều này sẽ khiến các em phải học tập với cường độ rất cao, vì khối kiến thức trong bài thi đánh giá năng lực đòi hỏi ở các em rộng hơn và phải tham gia liên tiếp 2 kỳ thi quan trọng.
Nắm bắt được tâm lý đó, Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP.HCM đã có rất nhiều đổi mới trong ngân hàng đề cũng như mục đích mà kỳ thi muốn hướng đến khi quyết định mở lại kỳ thi từ năm 2021. Vậy những thay đổi đó là gì?
Nếu như kỳ thi 2015 và 2016 mục đích là tuyển sinh đại học với một hình thức mới, thì kể từ năm 2021 kỳ thi đánh giá năng lực sẽ gánh vác sứ mệnh to lớn hơn. Trên thực tế, kỳ thi THPT Quốc gia hướng tới mục tiêu chỉ phục vụ tốt nghiệp THPT, cho nên về lâu dài, những kỳ thi như đánh giá năng lực là vô cùng quan trọng giúp các trường đại học lớn, lâu đời, có uy tín, nhiều ngành nghề có sức hút thí sinh được chủ động trong việc phân loại và lựa chọn ra những học sinh ưu tú. Điều này phần nào giúp Bộ giáo dục đa dạng hóa hình thức tuyển sinh, cũng như kiểm tra được kiến thức, kỹ năng, tư duy và thái độ của người học. Về phía học sinh, đây chính là cơ hội để các em tăng khả năng trúng tuyển đại học, đồng thời định hướng đúng về ngành học, nghề nghiệp tương lại dựa trên kết quả kiểm tra đánh giá kiến thức, năng lực cá nhân.
Trải qua 2 năm đổi mới, kỳ thi đánh giá năng lực ngày càng mở rộng từ địa điểm thi đến đợt thi và chỉ tiêu xét tuyển dựa trên kết quả bài thi của thí sinh. Hiện tại hơn 80 trường đại học trên cả nước đã và đang sử dụng kết quả này để làm tiêu chí xét tuyển cho một số ngành đào tạo của mình.
Trước mỗi kỳ thi, áp lực là điều không thể tránh khỏi. Bởi vậy, hãy chuẩn bị kiến thức thật vững vàng và một tinh thần tốt để biến áp lực thành cơ hội và trở thành người chiến thắng.